Nam Long Real – Đầu tư BĐS ven sông luôn được đòi hỏi khắc khe, không đơn giản xoay quanh yếu tố vị trí. “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” luôn là yếu tố định hình giá trị của một sản phẩm BĐS, tuy nhiên cùng với việc quỹ đất ven sông hạn chế, giá thành tăng cao
BĐS ven sông luôn được người ở thực và giới đầu tư đánh giá cao
Chia sẻ về chủ đề xu hướng phát triển BĐS ven sông, bà Hương Nguyễn, TGĐ Đại Phúc Land cho biết, BĐS ven sông luôn được người ở thực và giới đầu tư đánh giá cao vì vừa là không gian sống trong lành thoáng đãng, vừa giàu tiềm năng sinh lời. Dòng sản phẩm này thường có mặt bằng giá cao hơn 30-50% so với loại hình BĐS khác, biên độ tăng giá cũng mạnh và thanh khoản tốt hơn. Bên cạnh việc tăng giá theo thị trường thì những BĐS trong khu đô thị ven sông còn tăng trưởng giá trị nhanh từ nội lực dự án về hạ tầng, cảnh quan, không gian sống do chính chủ đầu tư kiến tạo.
Bàn về tiêu chí để đầu tư BĐS ven sông, ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch VREC & HREC nhận định, không phải cứ là dự án có vị trí view sông thì sẽ đảm bảo sinh lời, thanh khoản tốt. Một dự án dù có lợi thế vị trí tốt đến đâu cũng phải đáp ứng nhiều yếu tố khác, nhất là khi các BĐS ven sông đều là dòng sản phẩm cao cấp, đòi hỏi sẽ còn khắt khe hơn. Để chọn lựa mua sản phẩm này, người mua cần phải xem xét về yếu tố mật độ xây dựng, hệ số sử dụng, kết nối hạ tầng, không gian sông, kết nối với các hệ sinh thái khác xung quanh… “Rất nhiều dự án dù sở hữu vị trí view sông nhưng lại quá heo hút, chưa có hạ tầng phát triển mạnh, xa vùng trung tâm và khó kết nối vào nội thành, khó tiếp cận tiện ích dân sinh, chợ, trường học hay bệnh viện. Như vậy, BĐS dù view sông vẫn không phải là môi trường sống lý tưởng”, ông Bảo nhấn mạnh.
Chủ tịch HREC cho rằng
Thêm vào đó, Chủ tịch HREC cho rằng, yếu tố cảnh quan, thiết kế phong cách dự án cũng ngày càng được người mua nhà xem trọng. Sở hữu vị trí ven sông là đã có lợi thế không gian xanh, có nước có gió nhưng nếu nhà quy hoạch không đủ tầm, trình độ để khai thác thì sản phẩm cũng không phát huy được giá trị lâu dài. Ngoài ra tiện ích cũng cần phải có sự đồng bộ và đa dạng, một chủ đầu tư dự án có tâm phải phát triển được tiện ích phục vụ cho cả một cộng đồng với đa dạng đối tượng, từ trẻ nhỏ, người già đến thanh thiếu niên. “Sở hữu lợi thế nhiều đến đâu mà không được phát triển đúng hướng, đúng tầm, chủ đầu tư không đủ kinh nghiệm, tiềm lực và cả tâm huyết thì rất khó trở thành một sản phẩm sinh lời hay một môi trường đáng sống”, ông Bảo chia sẻ.
Các chuyên gia cũng nhận định, từ thực tế phát triển của các dự án BĐS ven sông ở TP.HCM và các tỉnh thời gian gần đây có thể thấy, những dự án thu hút được người mua ở thực và giới đầu tư đều là những dự án không chỉ có quy mô phát triển lớn mà hệ thống tiện ích dịch vụ, hạ tầng cảnh quan còn phải phát triển rất đồng bộ. Ví như tại TP.HCM, KĐT Vạn Phúc City ở TP.Thủ Đức quy mô 198ha sở hữu 3 mặt giáp sông Sài Gòn. Khu đô này dành nguồn lực đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng để phát triển thành đại đô thị ven sông, riêng năm 2021, Van Phuc Group công bố đầu tư 3.500 tỷ đồng cho 12 hạng mục công trình giải trí, thương mại dịch vụ và nhà ở tại dự án. Nơi đây hiện đang trở thành điểm đến lý tưởng cho người dân TP. HCM và là nơi an cư lạc nghiệp cho khoảng 45.000 cư dân. Giá BĐS trong KĐT này cũng gia tăng mạnh gấp 2-3 lần theo thời gian.
Với thị trường tỉnh lân cận TP.HCM, các đô thị ven sông được phát triển đa dạng và sôi động hơn do quỹ đất còn nhiều và chưa bị khai thác mạnh như TP.HCM. Ví như Long An, Đồng Nai những khu đô thị ven sông với quy mô lớn xuất hiện ngày càng nhiều. Long An có KĐT Waterpoint tại Bến Lức quy mô 355ha triển khai ngay bên 6km sông Vàm Cỏ Đông; Đồng Nai có dự án Izumi City quy mô 170 ha bao quanh 5,5km sông Đồng Nai; Aqua City 1.000 ha; Swan Bay 200ha; Angel Island 205ha… Đây đều là những sản phẩm dẫn đầu sức tiêu thụ của thị trường thời gian qua.